Đặc trưng của lẩu Việt so với các loại lẩu khác trên thế giới

LTC

Trên thế giới, có hai trường phái ăn lẩu đại diện cho hai cực ấm và nóng: lẩu Tứ Xuyên (ấm) và lẩu Thái (nóng). Lẩu Tứ Xuyên lấy độ ngọt sâu của nước xương, của các loại rễ, củ làm trọng; lẩu Thái thì lại quan trọng vị cay, cay đến xé lưỡi, chảy nước mắt. Ngoài ra còn có lẩu Nhật Bản với thành phần chính là thịt bò xắt mỏng, rong biển, nước sốt và mè. Nước lẩu Nhật không mạnh về gia vị nhưng lại bật lên được chất thanh nhẹ của các loại thảo mộc và rau củ. Trong khi đó, lẩu Việt lại rất hài hòa, thanh mát.

Lẩu Việt còn phong phú bởi các loại rau nhúng. Lẩu Tứ Xuyên hay lẩu Thái thường sẽ nhúng một vài loại rau nhất định. Nhưng ở Việt Nam, thực khách có thể thích rau gì sẽ nhúng rau đó mà nồi lẩu vẫn ngon.

Nếu miền Bắc chuộng lẩu vịt om sấu, lẩu nấm, lẩu riêu cua với phần nước thanh, ngọt tự nhiên, thì ẩm thực miền Nam gắn liền với các món lẩu hương vị đậm đà hơn như lẩu cá kèo, lẩu mắm. Trong khi đó, miền Trung lại trội hẳn với lẩu cá lóc, lẩu cá đuối….

Để cảm nhận được đặc trưng của lẩu Việt, thực khách có thể thưởng thức Lẩu Thuyền Chài tại Thế Giới Hải Sản, không chỉ đẹp mắt, ngon miệng, mà chúng ta còn được chia sẻ câu chuyện về văn hóa ứng xử đầy ý nghĩa của người Việt quanh món ăn này.

Lẩu Thuyền Chài được nấu từ những trái Chay tươi kết hợp cùng ba loại hải sản quý: Hải sâm Nha Trang, Sá sùng Quảng Ninh, Sò điệp Phan Thiết tạo nên nồi nước dùng thơm ngon, bổ dưỡng. Linh hồn của Lẩu Thuyền Chài là Cá Song Trân Châu Nha Trang. Những thớ thịt cá Song trắng tinh khôi, giòn ngọt nổi chìm trong nồi nước lẩu tỏa hương nghi ngút càng làm căng tròn thêm cái vị mặn mòi biển khơi.